Theo thống kê hiện nay, thì khoảng 80% các bác tài điều không biết hết ý nghĩa các đèn cảnh báo trên xe ô tô. Các cảnh báo trên xe ô tô thường hiển thị các trục trặc từ đơn giản đến phức tạp của xe ô tô. Xe ô tô được thiết kế càng ngày càng tự động hóa và hiện đại, nên các đèn cảnh báo nguy hiểm ô tô hoặc các trục trặc sẽ được thể hiện qua các đèn báo hiệu trên táp lô.
Hiện nay trên các ô tô có tổng cộng khoảng 64 loại đèn báo hiệu cho tất cả các loại xe. Xe ô tô tại Việt Nam thường sẽ có 8 đến 12 loại đèn báo hiệu trên táp lô. Bài viết hôm nay chủ yếu nhắc bạn một ít ý nghĩa cần phải biết về đèn báo trên ô tô. Khi máy xe ô tô đã được khởi động, theo nguyên tắc không một đèn báo đỏ nào trên bảng táp lô sẽ sáng lên.
Nếu có một đèn bất kì màu đỏ sáng lên, bạn nên kiểm tra lại xe ô tô của bạn vì nó đang bị lỗi có thể gây nguy hiểm cho bạn nếu bạn vẫn sử dụng chúng. Nếu bạn gặp đèn báo màu xanh dương hoặc xanh lá cây thì bạn cứ yên tâm mà vận hành, vì hệ thống xe bạn vẫn hoạt động bình thường. Còn nếu gặp trên bảng táp lô hiện màu vàng hoặc cam bạn nên nhanh chóng liên hệ với chỗ bảo hành xe hoặc gara gần nhất để sửa chữa trước khi bị hỏng hóc nặng.
Trong 64 loại đèn, thì bạn cần phải nhớ ít nhất một trong các ý nghĩa của đèn cảnh báo ô tô bên dưới.
Đèn cảnh báo nguy hiểm trên xe ô tô: có màu đỏ
- Đèn số 1: Đây là đèn cảnh báo phanh tay của bạn đang bị trục trặc, bạn hãy nhanh chóng kiểm tra phanh tay của xe ô tô ngay, đem đến điểm sửa chữa gần nhất.
- Đèn số 2: Khi đèn này phát sáng bạn phải kiểm tra lại hệ thống nhiệt độ của động cơ xe, nếu đã đi vài cây số mà đèn này vẫn sáng thì nhanh chóng đem ra cửa hàng để kiểm tra, nếu không sẽ khiến động cơ bạn gặp trục trặc gây tiêu hao nguyên liệu nhiều hơn.
- Đèn số 3: Đèn cảnh báo ô tô này phát sáng đồng nghĩa với việc có trục trặc về áp suất dầu trong động cơ, hoặc có thể bom dầu đã bị nghẹt hoặc bị hỏng.
- Đèn số 4: Đây là đèn cảnh báo hệ thống trợ lực lái của bạn gặp vấn đề, khiến cho vô lăng lái cứng hơn gây khó chịu cho bạn.
- Đèn số 5: Đây là loại đèn biểu hiện vấn đề túi khí của bạn gặp trục trặc hoặc có túi khí bị bạn vô hiệu hóa bằng tay.
- Đèn số 6: Biểu hiện cho việc ắc quy không sạc, hoặc sạc không đúng cách.
- Đèn số 7: Tượng trưng cho vô lăng của bạn đang bị khóa cứng, do khi tắt máy bạn quên trả về N hoặc P.
- Đèn số 8: Báo bạn đang bật công tắc khóa điện.
- Đèn số 9: Cảnh báo bạn chưa thắt dây an toàn hoặc dây an toàn đang bị trục trặc.
- Đèn số 10: Giúp bạn biết được cửa xe ô tô chưa đóng sát hãy đóng sát cửa xe ô tô lại.
- Đèn số 11: Báo ca pô xe bạn đang mở, hãy đóng lại ngay.
- Đèn số 12: Cốp xe bạn đang mở đó đóng lại đi nào.
- Đèn số 48: Khóa điều khiển từ xa của bạn sắp hết pin rồi đó, nhanh chóng bổ sung cho nó nào.
- Đèn số 49: Đèn cảnh báo khoảng cách giữa các xe.
- Đèn số 52: Bộ chuyển đổi xúc tác đang gặp vấn đề.
- Đèn số 53: Phanh đổ xe có vấn đề hãy giải quyết ngay.
Đèn cảnh báo màu vàng: đây là đèn chiếm nhiều trong các đèn cảnh báo giao thông.
- Đèn số 13: Cảnh báo động cơ khí thải có vấn đề.
- Đèn số 14: Dành cho xe có bộ lọc hạt diesel có trục trặc.
- Đèn số 15: Kiểm tra hệ thống cần gạt kính chắn gió tự động.
- Đèn số 16: với các động cơ máy dầu thì đèn này biểu thị bugi đang sấy nóng.
- Đèn số 17: Đèn báo áp suất dầu ở mức thấp.
- Đèn số 18: Đèn cảnh báo về hệ thống phanh ABS.
- Đèn số 19: Đèn cảnh báo tắt hệ thống cân bằng điện tử.
- Đèn số 20: Kiểm tra xem áp suất lớp xe đang ở áp suất thấp.
- Đèn số 21: Đèn báo cảm ứng mưa.
- Đèn số 22: Đèn cảnh báo má phanh.
- Đèn số 23: Đèn báo tan băng cửa sổ sau.
- Đèn số 24: Hộp số tự động của bạn đang bị lỗi.
- Đèn số 25: Cảnh báo hệ thống treo của xe đang lỗi.
- Đèn số 26: Đèn báo giảm sóc của xe.
- Đèn số 27: Đèn cảnh báo cánh gió sau.
- Đèn số 28: Ngoại thất bị lỗi.
- Đèn số 29: Phanh đang gặp trục trặc.
- Đèn số 30: Đèn báo cảm ứng mưa và ánh sáng.
- Đèn số 31: Báo điều chỉnh khoảng sáng đèn pha.
- Đèn số 32: Đèn báo hệ thống thích ứng chiếu sáng.
- Đèn số 33: Móc kéo bị lỗi.
- Đèn số 34: Đèn cảnh báo mui của xe mui trần.
- Đèn số 35: Hiển thị chìa khóa đang không nằm trong ổ khóa.
- Đèn số 36: Hiển thị bạn đang báo chuyển làn đường.
- Đèn số 37: Đèn báo nhấn chân côn.
- Đèn số 38: Cảnh báo mực nước rửa ô tô đang thấp.
- Đèn số 39: Đèn sương mù (sau)
- Đèn số 40: Đèn sương mù (trước)
- Đèn số 43: Báo sắp hết nhiên liệu.
- Đèn số 44: Đèn báo rẽ.
- Đèn số 47: Đèn báo trời sương giá.
- Đèn số 51: Đèn báo thông tin đèn xi nhan.
- Đèn số 55: Xe bạn cần bảo dưỡng rồi đó.
- Đèn số 56: Cảnh báo có nước vào bộ phận lọc nhiên liệu.
- Đèn số 57: Đèn báo tắt hệ thống túi khí.
- Đèn số 61: Hiện lên khi bạn đang lái chế độ tiết kiệm nhiên liệu.
- Đèn số 62: Bật hệ thống hỗ trợ đổ đèo.
- Đèn số 63: Đèn sáng lên khi bộ lọc nhiên liệu bị lỗi.
- Đèn số 64: Đèn báo giới hạn tốc độ.
Các loại đèn còn lại: Các loại đèn này thường ít gặp có màu xanh dương, hoặc xanh lá và màu trắng.
- Đèn số 41: Đèn báo bật hệ thống điều khiển hành trình.
- Đèn số 42: Đèn báo nhấn chân phanh.
- Đèn số 45: Đèn báo chế độ lái mùa đông.
- Đèn số 46: Đèn báo thông tin.
- Đèn số 54: Đèn báo hỗ trợ đỗ xe.
- Đèn số 58: Đèn báo xe đang bị lỗi.
- Đèn số 59: Đèn báo bật đèn cos.
- Đèn số 60: Đèn báo bộ lọc gió bị bẩn.
Với những thông tin chi tiết về mỗi loại đèn báo trên, các tài xế nên trau dồi kiến thức để khi có những cảnh báo trên xe ô tô để biết cách xử lý thích hợp. Chúc cho các bạn luôn xử lý tốt và lái xe an toàn!!!